Tập tính và tương tác sinh thái Rắn mamba đen

Rắn mamba đen đang trong tư thế phòng vệ

Rắn mamba đen là một loài rắn trông thanh nhã nhưng bất kham, thường không đoán trước được hành vi, có khả năng di chuyển nhanh chóng với sự nhanh nhẹn cao độ.[14][18] Rắn có bản tính nhút nhát và bí ẩn, giống như hầu hết các loài rắn, sẽ cố gắng tránh nơi có thể gặp nguy hiểm.[18] Trong thiên nhiên, mamba đen hiếm khi cho phép vật thể lạ tiếp cận gần (trong vòng 40 mét).[18] Khi phải đối mặt, rắn bộc lộ tính hung hăng cao và sẽ há miệng rộng, bắt chước rắn hổ mang, bằng cách căng vành cổ ra, phô bày vòm miệng đen và búng lưỡi.[14][18] Đôi khi tập tính này có thể đi kèm với âm thanh rít.[15] Bất kỳ chuyển động bất ngờ nào ở giai đoạn này có thể kích động rắn mamba tiến hành một loạt đòn tấn công nhanh khiến đối phương trúng độc nặng.[18] Ngoài ra, do kích thước lớn, rắn mamba đen có thể nâng cao đầu lên khỏi mặt đất và trong đòn tấn công rắn có thể tung cao 40% cơ thể lên.[14][21] Điều này cho phép tấn công ở phạm vi rộng đáng kể, kể cả con người ở tầm ngang ngực.[18] Danh tiếng hung hăng, sẵn sàng cắn người của rắn mamba đen thường được thổi phồng khá nhiều; đó thường là kết quả khi ai đó can thiệp vào con rắn đang chuyển động; cho dù cố ý hay không.[14]

Tốc độ

Mamba đen là loài rắn di chuyển nhanh nhất tại châu Phi, và là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới - có lẽ là nhanh nhất.[22][23][24] Đã có rất nhiều câu chuyện phóng đại liên quan đến tốc độ của rắn Mamba đen di chuyển trên mặt đất.[25] Cơ thể mảnh thon dài có khả năng tạo ấn tượng cho rằng rắn đang chuyển động nhanh hơn so với thực tế.[26] Những câu chuyện này bao gồm huyền thoại con rắn mamba đen có thể chạy nhanh hơn một con ngựa phi nước đại hay một người chạy. Ngày 23 tháng 4 năm 1906, trên đồng bằng Serengeti, một con rắn mamba đen bị kích động cố tình và giận dữ; ghi nhận được tốc độ đạt 11 km/h (6,8 mph), băng qua khoảng cách 43 m (141 ft).[27][28][29] Một con rắn mamba đen gần như chắc chắn không thể vượt quá 16 km/h (9,9 mph)[25][26] và rắn chỉ có thể duy trì tốc độ tương đối cao trên khoảng cách ngắn.[26]

Chế độ ăn

Rắn mamba đen là động vật ban ngày, chủ yếu nằm rình săn mồi. Săn mồi thường được tiến hành từ một hang ổ cố định, rắn sẽ thường xuyên trở lại dọn hang để không bị xáo trộn.[14] Khi săn, rắn mamba đen nâng cao một phần lớn cơ thể của mình lên khỏi mặt đất.[14] Mamba đen thường không giữ chặt con mồi sau khi cắn, thay vào đó rắn thả con mồi ra, chờ con mồi ngừng kháng cự, bị tê liệt và chết.[13] Nếu con mồi cố gắng thoát hoặc tự vệ bản thân, rắn mamba đen sẽ thường xuyên theo dõi vết cắn ban đầu với một loạt đòn tấn công nhanh để vô hiệu và giết chết con mồi thật nhanh.[18] Loài rắn này thường săn đa man, đa man đá, khỉ đêm nhỏ và dơi.[5] Mamba đen có một hệ thống tiêu hóa mạnh và từng quan sát được rắn mamba tiêu hóa hết con mồi trong vòng 8 đến 10 giờ.[14]

Động vật săn mồi

Cầy mangut vàng săn rắn mamba đen

Không nhiều loài săn mồi thách thức rắn mamba đen trưởng thành mặc dù chúng phải đối mặt vài mối đe dọa như chim săn mồi, đặc biệt là đại bàng ăn rắn.[30] Mặc dù tất cả loài đại bàng ăn rắn thường săn rắn, có hai loài đặc biệt làm như vậy với tần suất cao, bao gồm cả săn rắn mamba đen. Đó là đại bàng ngực đen săn rắn (Circaetus pectoralis) và đại bàng nâu săn rắn (Circaetus cinereus). Rắn giũa Cape (Mehelya capensis), dường như miễn dịch với tất cả nọc độc rắn châu Phi và săn thịt những loài rắn khác bao gồm cả rắn độc, là động vật săn mồi thiên địch phổ biến đối với rắn mamba đen (lên đến kích thước mà chúng có thể nuốt).[5][31][32] Cầy mangut cũng miễn dịch cục bộ với nọc độc, thường đủ nhanh để tránh khỏi vết cắn, thỉnh thoảng sẽ xử lý rắn mamba đen làm mồi.[33] Con người thường không ăn thịt rắn mamba đen, nhưng thường giết rắn do sợ hãi.[34]

Sinh sản

Rắn mamba đen đực đang đánh nhau

Rắn mamba đen sinh sản hàng năm. Giao phối diễn ra vào đầu mùa xuân. Rắn mamba đực định vị rắn cái bằng cách theo dõi vệt mùi hơi do rắn cái để lại. Sau khi tìm ra đối tượng giao phối tiềm năng, rắn đực sẽ kiểm tra rắn cái bằng cách búng lưỡi trên toàn bộ cơ thể rắn cái.[14] Con đực sở hữu dương vật thằn lằn. Giống như hầu hết các loài rắn, mamba cái là loài vừa đẻ trứng vừa sinh sản nhiều lần.[14] Đẻ trứng thường diễn ra xuyên suốt giữa mùa hè và tổ trứng chứa 6 đến 17 trứng, thai kỳ kéo dài xấp xỉ 80 đến 90 ngày.[14] Trong suốt mùa giao phối, con đực cạnh tranh có thể tham gia chiến đấu lẫn nhau, bằng cách cuộn xoắn cơ thể chúng quanh nhau và nâng đầu cao lên khỏi mặt đất, nỗ lực đánh bại đối thủ. Hành động này thỉnh thoảng có thể bị nhầm lẫn với giao phối.[35]

Mamba đen sống đơn độc trong tự nhiên, không tương tác lẫn nhau trừ khi giao phối hay chiến đấu giữa rắn đực với rắn đực. Sau thời gian ấp trứng, rắn mamba non phá vỡ vỏ quả trứng bằng răng trứng và được sinh ra với tuyến nọc phát triển đầy đủ. Vì vậy, chúng có khả năng gây ra vết cắn chết người vài phút sau khi sinh. Lòng đỏ trứng được hấp thụ vào cơ thể rắn sơ sinh như một nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống cho rắn non đến lúc trứng nở.[14]

Tuổi thọ

Có rất ít thông tin liên quan đến tuổi thọ rắn mamba đen hoang dã, nhưng con rắn nuôi nhốt sống lâu nhất có tuổi thọ ghi nhận là 11 năm.[14][15] Có thể rắn hoang dã sống lâu hơn đáng kể so với rắn nuôi nhốt.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn mamba đen http://www.amazon.com/Catalogue-Snakes-British-Mus... http://www.collinsdictionary.com/dictionary/englis... http://www.merriam-webster.com/dictionary/-lepis http://animals.nationalgeographic.com/animals/rept... http://channel.nationalgeographic.com/wild/caught-... http://www.newscientist.com/blogs/shortsharpscienc... http://dictionary.reference.com/browse/asp http://dictionary.reference.com/browse/dendro- http://www.reptilesmagazine.com/Snakes/Wild-Snakes... http://www.scotsman.com/news/environment/villagers...